Khi bạn đang xây dựng một hệ thống âm thanh thông báo hoặc hệ thống âm thanh nhạc nền chuyên dùng cho sự kiện trực tiếp, bạn cần đảm bảo là đã xem xét các thông số kỹ thuật cũng như các yếu tố khác ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh. Chẳng hạn như:
- Số vùng hoặc số phòng cần phát âm thanh.
- Kích thước của từng khu vực/ phòng và vật liệu.
- Mức độ tiếng ồn xung quanh.
- Kiểu lắp đặt loa âm trần, treo tường, loa cột, loa phóng thanh.
- Địa điểm lắp đặt trong nhà, ngoài trời hay hỗn hợp.
- Nguồn âm thanh đầu vào.
- Cách mà bạn muốn điều khiển hệ thống âm thanh.
- Hạ tầng dây cáp cho hệ thống âm thanh.

Đối với hệ thống âm thanh truyền thống bạn sẽ cần mất rất nhiều thời gian nghiên cứu các thông số kỹ thuật cho từng thiết bị và thử nghiệm, chẳng hạn như việc đầu tiên cần làm là đọc thông số kiểm tra xem micrô của bạn có khớp với bộ trộn âm thanh hay không, rồi tiếp tới bộ chia vùng, bộ khuếch đại Am-ly, bộ chia vùng, bộ hẹn giờ,….. Cũng như đảm bảo các bộ khuếch đại âm thanh sẽ cung cấp đủ năng lượng để điều khiển số lượng loa bạn cần cho từng vùng và cả hệ thống.
Hệ thống âm thanh thông báo công cộng và phát nhạc nền IP Audio
Tuy nhiên với âm thanh mạng IP, từ việc thiết kế hệ thống cho tới thi công triển khai lắp đặt trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Hệ thống âm thanh IP đơn giản hơn chỉ gồm phần mềm quản lý âm thanh và các loa IP, bạn giờ đây chỉ cần quan tâm tới số lượng loa IP để lắp đặt theo các khu vực và sau đó cài đặt, sử dụng dễ dàng.

1. Loa âm trần SIP-S01
Các loa này được lắp vào các lỗ khoét trên gạch trần hoặc vách thạch cao. Bộ phận duy nhất có thể nhìn thấy của loa mà bạn nhìn thấy khi chúng được lắp đặt là lưới. Loại loa này tốt nhất trong các phòng, có thể thể hiện tốt cả âm nhạc và âm thanh thông báo, công suất thông thường là 15W.
2. Loa hộp treo tường SIP-S11
Chúng gắn vào một giá treo sau đó được vặn vào tường hoặc trần nhà. Điều này rất tốt cho những bức tường đá hoặc những bức tường gạch lộ ra ngoài mà loa treo tường không thể có. Loa gắn trên bề mặt thường có khả năng chống chịu thời tiết, điều này làm cho chúng trở nên tuyệt vời cho các khu vực tiếp khách ngoài trời. Công suất loa treo tường phổ biến với 15W tại các khu vực thông thường và 30W cho các khu vực ồn ào ngoài trời, sân vườn.
3. Loa phóng thanh SIP-S21/SIP-S22
Loa có thể được gắn lên các cột điện, treo tường hoặc các cột kim loại trong các địa điểm công cộng ngoài trời, nhà xưởng, khu công nghiệp, bãi đậu xe. Công suất loa phóng thanh phổ biến với 15W tại các khu vực thông thường và 30W cho các khu vực ồn ào.
Phần mềm quản lý âm thanh IP Audio PA

Trung tâm quản lý âm thanh IP Audio là 1 phần mềm cài đặt trên máy tính PC, có thể lắp đặt tại bất kì đâu thuận tiện và có dây mạng. Người dùng có thể truyền âm thanh thông báo bằng trung tâm IP Audio này, hoặc cũng có thể dùng bất kỳ chiếc điện thoại IP Phone nào được lắp đặt trong hệ thống, hoặc phần mềm VoIP cài đặt trên Smartphone để truyền âm thanh thông báo.
- Cài đặt phần mềm IP PA System lên máy tính PC
- Kết nối máy tính PC vào mạng LAN qua cáp Ethernet hoặc Wifi.
- Truy nhập giao diện Web với tài khoản Admin
- Thiết lập tài khoản SIP cho các loa thông báo chuẩn SIP.
- Thiết lập SIP cho điện thoại IP Phone, Door-Phone, Intercom nếu cần tích hợp hoặc thêm chức năng cho hệ thống.
- Thiết lập cổng âm thanh cho nhạc nền nếu có nhu cầu.
- Thiết lập các thông số khác như hẹn giờ, âm lượng thông báo, âm lượng nhạc, …
Chức năng vận hành:
- Chức năng thêm/xóa loa IP
- Chức thêm/xóa điện thoại IP Phone
- Chọn nguồn âm thanh trực tiếp Micro hoặc bản ghi âm sẵn, có thể phát lặp đi lặp lại.
- Chọn nguồn nhạc trực tuyến hoặc bản ghi MP3/WAV hoặc từ thiết bị âm thanh bên ngoài.
- Phân trang, chia vùng phát âm thanh theo nhóm, theo khu vực, hoặc toàn bộ khuôn viên, phòng ban trong trường học.
- Phát âm thanh, chuông báo tự động theo lịch hoặc thủ công.
- Phát âm thanh thông báo khẩn cấp từ bất kì địa điểm nào trên mạng có lắp đặt điện thoại IP Phone.
- Họp đàm thoại hội nghị theo nhóm, hoặc đàm thoại 2 chiều tại bất kì địa điểm nào trên mạng có điện thoại IP Phone.
Microphone cho hệ thống âm thanh IP Audio

Với hệ thống âm thanh IP Audio, bạn có nhiều phương án sử dụng micrô cho mục đích này, chẳng hạn như:
- Thiết bị Microphone chuẩn SIP chuyên dùng.
- Ống nghe của điện thoại IP-Phone lắp đặt trong hệ thống.
- Tai nghe Call Center có Micro chống ồn chuyên dùng.
- Microphone ngoài có cổng USB kết nối với máy tính PC cài đặt phần mềm IP Audio Software System.
- Micro có sẵn trên máy tính PC cài phần mềm quản lý âm thanh IP Audio Software System.
Hệ thống âm thanh thông báo có khác với hệ thống âm thanh gia đình không?
Khi nghĩ về một hệ thống âm thanh, bạn có thể thường nghĩ tới hệ thống âm thanh tại nhà. Trong đó bạn có một màn hình LCD hoàn hảo ngang tầm mắt với ghế sofa của mình và các loa được đặt ở vị trí phù hợp để tai bạn có thể nhận được hiệu ứng âm thanh tốt nhất ở khu vực ghế sofa. Điều này bao quanh bạn và mang lại cho bạn cảm giác đắm chìm vào trải nghiệm giải trí.
Với một hệ thống âm thanh dùng cho thương mại sẽ không giống như vậy. Hệ thống âm thanh thông báo và phát nhạc nền thường sẽ bao phủ một vùng rộng lớn hơn, dễ dàng lựa chọn được nguồn âm thanh khác nhau, có thể gắn các loa lên nhiều khu vực lắp đặt có địa hình khác nhau, có thể lắp đặt ở trong nhà hoặc ngoài trời, có thể chia vùng âm thanh để truyền tải nội dung tới từng cá nhân hoặc nhóm người nghe khác nhau, có thể đặt lịch phát thanh tự động hoặc trực tiếp,…